Patriarch Ch’an-Huatou meditation

Tổ Sư Thiền-Thiền tham thoại đầu 

Tu An Zen Temple Practicing Huatou meditation according to the Dharma of the Patriarch of chan propagated by the late Venerable Master Wei-Li(ven.Thich Duy Luc.)

Tu An Zen Temple is devoted to the Patriarch Zen, an approach of meditation that Gautama Buddha taught directly to Maha Kasyapa, who later passed on to Ananda, who passed on to the next, and so on. Subsequently, the 28th patriarch was Bodhidharma, who went East, became the first patriarch in China, and taught Zen to the Chinese. Then in China, the second patriarch was Hue Kha; the third, Tang Xan; the fourth, Dao Tin; the fifth, Hoang Nhan, the sixth, Hue Nang, and so on. Thus, Venerable Thich Duy Luc is the 89th generation, counting from Maha Kasyapa.

Practically, Buddhism is an education to help people
enter the Way of Mind and attain the complete
enlightenment; however, some people misunderstand
that this is a superstitious religion. It is called an
education because it helps people to understand and
realize that the universe and all other things emerge from
the mind. Thus Gautama Buddha said that all things are
created by the mind.
So, what is the mind? The mind is a noun that everybody easily says about it, but hardly knows what it is. Long Tho (Nagarjuna), the 14th Zen patriarch in India, used the words “the empty space that has nowhere for the existence to cling to” as an example for the mind. The mind has no form, and can not be quantified. Thus the brain of thinking can not touch the mind, and we can not use words and texts to portray the mind.
Thus Buddhism reluctantly says that the mind is the nature of EMPTINESS. To say it as emptiness is to show the activity of the mind. Similarly, the empty space [that has nowhere for the existence to cling to] is containing all things — the universe with all the moons, suns, mountains, rivers, houses, the trees and all other things. Everything must rely on the “nowhere for the existence to cling to” to be contained and manifested.
The everyday life with its activities such as eating rice,
putting clothes on, talking, receiving guests, and working
must rely on the “nowhere for the existence to cling to” to be manifested; however, we are using its activities and we don’t
know that. Hence Gautama Buddha taught this direct
meditation to let everybody manifest fully their mind.
At the moment you realize the mind, we say that you see the nature [of mind] and become a Buddha. We say “becoming a Buddha,” but the truth is that there exists not a Buddha to be become; it is just that you wake up from an open-eyes dream. Ditto to when you wake up from a closed-eyes dream, and then you realize that all things in the dream (including you and the universe) are not real, we say that you just realize enlightenment.

Now we say about an approach to practice the Patriarch Zen: investigating and watching a huatou. The word “huatou” means “the head of the spoken words” or “something before the spoken words,” meaning that what is in your mind before you have a thought of wanting to speak. When a thought of wanting to speak arises in your mind, that is already “the tail of the spoken words.”
To investigate a huatou is to raise the question from the huatou, and then you see that you don’t understand and don’t know about the answer. To watch a huatou is to
look at your mind to see what is “the don’t know mind.”
The realm of “the don’t know mind” has no place, thus it
has no target to be watched. Despite watching
continuously, you still see nothing and know nothing.
That “don’t know mind” is called by Zen as “the feeling of
doubt.”

Meditators should raise the question and watch it in the same time to keep feeling the doubt. This “feeling of doubt” will take you to the huatou, which is the primal ignorance and also the source of consciousness, and will make you feel that you are going to step off the top of a hundred-foot pole.
When you walk one more step away from the top of a hundred-foot pole, you then walk far away from the consciousness; the moment you step away from the consciousness is called as the moment you see the nature of mind and become a Buddha. Suddenly, you have no more doubt. That is when the Prajna mind manifests its activities throughout space and time, and then you understand all things. That is called by Buddhism as “Samyaksambuddha” in Sanskrit, or the universal knowledge of a Buddha.
Westminster, California – December 21, 1996
Thich Duy Luc

Từ Ân Thiền Đường Thực hành theo chánh pháp của Tổ sư Thiền truyền thừa Từ  Đức Phật *Thích Ca* Do Cố HT. Thích Duy Lực hoằng dương

 PHÁP MÔN TỔ SƯ THIỀN là pháp thiền trực tiếp tu Phật Thích Ca đích thân truyền cho sơ tổ Ma Ha Ca Diếp, rồi truyền cho nhị tổ Anan, Tam Tổ Thương Na Hòa Tu, từ tổ từ tổ truyền xuống, đến tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc làm sơ tổ Trung Quốc rồi truyền cho người Trung Quốc là Nhị Tổ Huệ Khả, Tam tổ Tăng Xán, Tứ tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng v.v. Đến Hòa Thượng Thích Duy Lực là đời thứ 89 (kể từ tổ Ca Diếp).

Theo thực tế mà nói, Phật Giáo là giáo dục, truyền dạy Tâm Pháp dẫn đến giác ngộ cuối cùng, nhưng hiện nay nhiều người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín. Nói giáo dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có một sự vật nào thiếu sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc của vạn sự vạn vật là tâm linh, nên Phật Thích Ca nói tất cả do tâm tạo.

Vậy tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng tâm là gì thì chẳng ai biết. Tổ thứ 14 của Thiền Tông Ấn Độ là Ngài Long Thọ dùng “hư không vô sở hữu” để thí dụ cho tâm. Tâm linh vốn không có hình thể số lượng. Do đó dùng bộ óc suy nghĩ chẳng thể tiếp xúc, nên chẳng thể dùng lời nói văn tự để diễn tả.

Phật Pháp chỉ có thể miễn cưỡng nói là tánh KHÔNG. Dù nói KHÔNG, KHÔNG này tức là để hiển bày sự dụng của tâm. Cũng như hư không vô sở hữu mà dung nạp tất cả vật, tất cả vũ trụ vạn vật từ mặt trăng, mặt trời, cho tới núi sông, đất đai, nhà cửa, cây cối, bất cứ cái gì đều phải nhờ cái “vô sở hữu” này dung nạp và ứng dụng.

Cuộc sống hằng ngày của con người như ăn cơm, mặc áo, nói năng, tiếp khách, làm việc đều phải nhờ cái “vô sở hữu” này mới được hiển bày, chỉ tiếc rằng chúng ta ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp để mọi người đều được tự hiện toàn vẹn chính tâm mình.

Cái giờ phút hiện ra tâm mình gọi là kiến tánh thành Phật. Dù nói thành Phật thực chẳng có Phật để thành, chỉ là ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy mà thôi. Cũng như ở trong nhắm mắt chiêm bao tỉnh dậy thì tự chứng tỏ tất cả sự vật trong chiêm bao (người và thế giới chiêm bao) đều chẳng thật gọi là chứng ngộ.

Nay nói sơ về cách thực hành Tham Tổ Sư Thiền: Tức là tham thoại đầu và khán thoại đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói. Nghĩa là chưa khởi ý niệm muốn nói, mới được gọi là thoại đầu. Hễ khởi niệm muốn nói là thoại vĩ rồi.

Tham là hỏi câu thoại để kích thích sự không hiểu không biết. Khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết đó là gì? Chỗ không biết thì không có chỗ, không có chỗ thì không có mục tiêu để nhìn, nên nhìn mãi không thấy gì, vẫn còn không biết, chính cái không biết đó Thiền Tông gọi là nghi tình

Hành giả tham thiền, cứ hỏi và nhìn đồng thời đi song song để giữ cái nghi tình. Nghi tình này sẽ đưa hành giả đến thoại đầu. Thoại đầu tức là vô thuỷ vô minh, cũng gọi là đầu sào trăm thước, cũng là nguồn gốc của ý thức.

Từ đầu sào trăm thước tiến lên một bước ngay đó liền lìa ý thức, cái sát na lìa ý thức đó gọi là kiến tánh thành Phật – bỗng dứt hết nghi. Tức là trí Bát Nhã được hiện hành khắp không gian thời gian, sự hiểu biết chẳng có gì thiếu sót. Giáo môn gọi là “Chánh Biến Tri”.

Westminster, CA 12-21-96 Thích Duy Lực